Cơ thể chúng ta có 60–70% là nước. Nước chiếm phần lớn trong cơ thể nhưng ít ai hiểu rõ về nước. Cuốn sách này giải thích một cách dễ hiểu các kiến thức thông thường và chuyên môn về nước – thành phần cơ bản nhất trong những thứ mà chúng ta ăn và uống.

Nhiều người luôn thắc mắc tại sao bản thân uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, trong khi đó da dẻ vẫn bị khô ráp và môi hay bị bong tróc. Nguyên nhân nằm ở việc uống nước đầy đủ nhưng chưa đúng cách.

Với chuyên môn của mình, bác sĩ Seung-Nam Lee nhận định khi cơ thể bắt đầu khô, các cơ quan nội tạng không thể thực hiện được chức năng của mình và sẽ bị tổn thương, rồi từ đó nhanh chóng gây nên bệnh tật và lão hoá.

Việc uống nước, bổ sung và đảm bảo độ ẩm vô cùng quan trọng cho cả thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Nếu thiếu nước hoặc cung cấp nhiều nước nhưng không đúng cách, độc tố sẽ theo đó mà tích tụ dần. 

Không chỉ trang bị những hiểu biết cơ bản cho người đọc, Khoẻ hơn 10 tuổi nhờ uống nước đúng cách còn chia sẻ nhiều phân tích chuyên sâu được đúc kết sau nhiều năm hành nghề của bác sĩ Seung-Nam Lee, như: Tại sao cân bằng độ ẩm lại quan trọng và cơ thể sẽ có những triệu chứng như thế nào khi độ ẩm không được cân bằng?

Cuốn sách gồm 7 chương:

– Chương 1: Tại sao cơ thể vẫn khô dù có uống nước?

– Chương 2: Kiến thức sai lệch về nước 

– Chương 3: Tình trạng khô bên trong cơ thể

– Chương 4: Uống nước để phòng ngừa thiếu ẩm

– Chương 5: Các thói quen sinh hoạt giúp cơ thể tươi trẻ

– Chương 6: Thực phẩm theo mùa giúp giữ ẩm cho cơ thể  

– Chương 7: Các biện pháp phòng bệnh do thiếu nước.

Với cách viết đơn giản, dễ hiểu, thông tin ngắn gọn cùng với những kiến thức bổ sung thú vị, bác sĩ Seung-nam Lee hy vọng độc giả khi đọc sách sẽ thay đổi thói quen uống nước và giữ độ ẩm cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tật, chống lão hóa và luôn giữ một tinh thần tươi trẻ. Hãy cùng Sbody khám phá một số trích đoạn thú vị, hữu ích cho chúng ta trong quá trình uống nước đúng cách cùng tác giả cuốn sách nhé!

Tập thói quen uống nước tốt

Mọi món ăn đều chứa nước. Nhưng chỉ có nước bổ sung từ thức ăn thì không đủ. Việc hấp thụ nước ở dạng chứa trong thực phẩm sẽ dễ dàng hơn so với việc uống riêng nhưng chỉ vậy thì không thể cung cấp đủ cho cơ thể. Bởi cơ thể chúng ta cần một lượng nước rất lớn. Mỗi ngày cơ thể duy trì các chức năng bình thường bằng cách tái tuần hoàn một lượng nước tương đương với 40.000 cốc nước. Do vậy, mỗi ngày cơ thể chúng ta thiếu 6 đến 8 cốc nước, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, quá trình trao đổi chất và quy trình tái tuần hoàn.

Nếu bạn cho rằng mình không thiếu nhiều nước và bỏ qua thì đó là tính toán sai lầm. Giống như việc nếu bạn không sạc điện thoại thì pin sẽ bị tiêu hao dần đến hết, cơ thể dùng hết lượng nước cần bổ sung (6–8 cốc mỗi ngày) vào chức năng cần thiết nên sẽ phát sinh đôi chút vấn đề ở công đoạn trao đổi chất và tái tuần hoàn, cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ cạn kiệt nước.

Vì thế bình quân mỗi ngày cơ thể cần khoảng 33mL trên mỗi kilogam cân nặng, tối thiểu là 8–10 cốc nước. Do đó, chúng ta phải uống nước đều đặn, cách nhau một khoảng thời gian.

Cách lý tưởng nhất là bổ sung thông qua thực phẩm

Tế bào cũng thích được bổ sung cùng lượng nước cần thiết trong khi ăn hơn là bổ sung nước riêng sau khi ăn. Nếu lượng nước cần cho quá trình tiêu hóa thức ăn được bổ sung vào cơ thể cùng với thành phần dinh dưỡng thì nhờ dịch tế bào tươi mới, tế bào có thể tìm lại sinh lực chỉ trong vòng 30 phút sau khi ăn.

Cách bổ sung nước lý tưởng nhất là bổ sung trực tiếp bằng thức ăn. Phần lớn trái cây hay rau củ đều chứa một lượng nước phong phú. Đặc biệt dưa hấu hay nho, cam đều chứa 95% nước nên không quá lời khi nói rằng những loại quả này giống như nước ép được bọc trong vỏ vậy.

Trong số rau củ thì cải thảo hay xà lách đặc biệt chứa nhiều nước. Vì thế ăn kèm rau cuộn trong bữa ăn hoặc ăn thức ăn có nhiều nước như trái cây hay rau củ là thói quen tốt nhất để bổ sung độ ẩm. Lúc này, cơ thể được thỏa mãn vì không chỉ được hấp thụ đủ nước mà còn cả chất xơ, vừa ít calo, vừa đảm bảo tổng lượng đồ ăn nạp vào cơ thể thấp đi, nên rất có ích cho việc ăn kiêng.

Thế nhưng, thói quen uống nước hay ăn nhiều canh trong bữa trái lại sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa. Việc uống nước trong khi ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và uống một lượng lớn nước canh có thể gây hấp thụ quá nhiều natri. Ngoài ra, uống nhiều nước trong lúc ăn quá nhiều có thể gây béo phì.

“Nạp” nước đúng cách là thế nào?

Trong Khoẻ hơn 10 tuổi nhờ uống nước đúng cách, bác sĩ Seung-Nam Lee gửi gắm không ít các lời khuyên về việc uống nước như:

– Nên uống nước ngay trước bữa ăn mà phải uống trước bữa ăn 30 phút. Sau bữa ăn 2 tiếng 30 phút, uống hai cốc nước. Điều này giúp não phân biệt đói với khát và chỉ ăn khi thực sự cần thiết.

– Nước ấm dễ hấp thụ hơn nước lạnh. Vì nếu nấu nước thì nhiệt độ tăng lên khiến phân tử nước hoạt động mạnh hơn. Thế nhưng không phải cứ dễ hấp thụ thì nước đun sôi sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vì khi đun sôi nước, lượng oxy hòa tan sẽ giảm, đồng thời lực sống của nước cũng bị tiêu trừ. Hơn nữa, đa phần mọi người đều để nguội nước đun sôi rồi mới uống, nếu làm như vậy thì nước đun sôi để nguội sẽ không khác gì nước không đun cả.

– Nên uống nước trước khi tập thể dục dù chỉ là để phòng tránh tụ máu. Cả trong lúc tập, bạn cũng nên uống nước từng chút một. Nếu lượng mồ hôi toát ra quá nhiều thì sau khi tập xong, bạn nên uống thêm một cốc nước nữa.

– Nên uống nước liên tục trong ngày. Cơ thể chúng ta có thể trữ nước. Nước khi được đưa vào cơ thể phải thực hiện nhiều vai trò như tiêu hóa, hấp thụ tạo năng lượng, loại bỏ chất thải, và lượng còn lại được thải ra ngoài qua đường tiểu tiện. Vì thế nếu không uống nước liên tục thì cơ thể không đủ điều kiện để tạo năng lượng, dẫn đến mệt mỏi.

Hãy cùng tìm đọc cuốn sách để có thêm những thông tin thú vị, chi tiết và trang bị cho bản thân bạn những kiến thức chăm sóc sức khỏe từ gốc cùng Sbody nhé! Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi các bài viết của chúng tôi tại website: sbody.com.vn hoặc trên Fanpage: Sbody – New Body New Life để có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả mỗi ngày!
Nguồn: Thái Hà Books