Củ dền cùng với các món ăn dinh dưỡng liên quan như củ dền luộc, nước ép…đã không còn quá xa lạ đặc biệt cộng đồng ăn kiêng, giảm cân. Tuy nhiên, củ dền đỏ có tác dụng gì, những lợi ích hay tác hại đầy đủ của loại thực phẩm màu sắc này thì không phải ai cũng hiểu rõ.

1. Củ dền có tác dụng gì?

Cùng nằm trong họ củ cải ngọt, được trồng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Anh Quốc, củ dền lại được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn. Sở dĩ củ dền luộc có màu đỏ là nhờ hợp chất hỗn hợp tự nhiên betacyanin (đỏ) và betaxanthin (tím) cấu thành từ hóa tính thực vật. Trong củ dền và cả lá của cây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. So với cải bó xôi, trong lá và thân củ dền có hàm lượng sắt cao hơn. Chúng cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, choline, acid folici-ốtmangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrate ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.

Để giải mã băn khoăn củ dền đỏ có tác dụng gì, một số lợi ích tiêu biểu phải kể đến như:

Chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm

Thật bất ngờ khi những chất chất chống oxy hóa, vitamin và vi khoáng chất với tác dụng phòng chống bệnh tật lại có hàm lượng cao trong của dền. Không những vậy, củ dền là một nguồn tuyệt vời betalains có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ.

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch, hệ tuần hoàn

Một trong những lợi ích không thể bỏ qua của củ dền luộc là khả năng thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Củ dền là một nguồn cung cấp giàu nitrat trong chế độ ăn uống, hoạt động như một thuốc giãn mạch hỗ trợ việc cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, củ dền còn hỗ trợ hạ mức cholesterol, một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

Nước ép củ dền có màu đỏ thẫm đặc trưng có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch, giữ độ đàn hồi.

Tham gia giải độc

Thông thường, cơ thể con người có khả năng tự loại bỏ độc tố bằng các hệ thống thanh lọc tự nhiên. Để bổ trợ thêm cho quá trình này, chất choline trong nước ép rau dền không chỉ giúp bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều. Không những vậy, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Bổ trợ chức năng não bộ

Để bảo vệ sức khỏe cho não bộ và kìm hãm tốc độ suy giảm nhận thức, việc cung cấp một chế độ ăn có hàm lượng nitrat cao như củ dền là một phương pháp nên được cân nhắc.

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, giảm cân

Như bao nguồn thực vật khác, củ dền luộc chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ đường ruột. Thông thường, chất xơ sẽ chỉ di chuyển qua đường ruột mà không được hấp thụ, thay vào đó là giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi bạn ăn chất xơ sẽ có cảm giác nhanh no, hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt

Cải thiện tâm trạng, tăng cường hệ miễn dịch

Với hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.

Bên cạnh những hoạt chất thực vật, chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này giúp thúc đẩy sự sản sinh ra serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể, tác dụng thư giãn tinh thần, sảng khoái, dễ tươi cười.

2. Củ dền có hoàn toàn là thần dược?

Cũng như bất kỳ nguồn thực phẩm nào, bên cạnh những thông tin về nấu nước củ dền uống có tác dụng gì, bạn không thể bỏ quên những mặt trái khi lạm dụng, sử dụng củ dền không đúng cách như:

Cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng

Củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate – một trong những nguyên nhân góp phần hình thành sỏi thận. Đôi lúc bạn sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu cơ thể dễ bị sỏi mật. Oxalate trong củ dền cũng có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ một số chất dinh dưỡng nếu sử dụng lượng lớn củ dền mỗi ngày.

Bên cạnh đó, củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng khó tiêu hóa ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích và một số tác động tiêu cực khác nếu không sử dụng đúng cách.

Nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác do nước tiểu màu hồng, phân đen

Theo thống kê khoảng 10-14% người có dấu hiệu nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ khi ăn nhiều củ dền. Tuy không phải là tác hại về mặt bệnh lý những nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Bởi vì tình trạng này xảy ra quá phổ biến nên trong giới y khoa đã dành riêng một thuật ngữ gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Tình trạng Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hàm lượng sắc tố được tiêu hóa thông qua các món ăn từ củ dền. Beeturia đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn thấy lo sợ khi nhận ra các vệt màu đỏ đáng ngờ tương tự như vệt do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn.

Các tình trạng liên quan đến sắt và đồng

Người bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson không được khuyến khích tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.

Xuất hiện một số tương tác không mong muốn

Betaine trong củ dền thường có các phản ứng phụ nhẹ như buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Đối những người bị bệnh thận, béo phì nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6.

Những thông tin trên đây phần nào giải đáp thắc mắc củ dền có tác dụng gì cho bạn và gia đình. Dù thế nào, việc sử dụng củ dền và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là cực kỳ quan trọng. Hãy là những người nội trợ thông thái, bác sĩ đủ hiểu biết và tỉnh táo cho chính sức khoẻ của mình và những người thân yêu bạn nhé!

Nguồn: vinmec