Kiwi vốn là trái cây nhập khẩu và có giá thành khá cao nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giờ đây, ngày càng có nhiều người đưa kiwi vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ việc giảm cân, đẹp da. Hãy cùng Sbody tìm hiểu về loại trái cây này nhé!

Kiwi là gì? Giá trị dinh dưỡng trong quả kiwi

Kiwi là quả có cấu trúc mềm mại với hương vị chua ngọt hài hòa. Kiwi có vỏ màu nâu, mỏng, có thể có lớp lông tơ, thịt quả màu xanh lục hoặc vàng với những hàng hạt nhỏ màu đen và có thể ăn được. Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào trong vỏ quả là phần mà nhiều người thường bỏ qua.

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g kiwi:

Tác dụng của kiwi đối với sức khỏe

  • Giúp làm đẹp da: với hàm lượng cao các loại vitamin như C, A, E giúp kích thích sản sinh collagen, làm sáng da và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Cung cấp đủ các loại vitamin mỗi ngày giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: chất xơ dồi dào cùng enzyme actinidin trong kiwi có khả năng phá vỡ nhiều loại protein (chất đạm) trong thực phẩm nhanh hơn, an toàn hơn so với các enzym tiêu hóa được tổng hợp khác. Nhờ đó giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
  • Tốt cho tim mạch: kiwi có tác động tích cực lên sức khỏe tim mạch. Nguồn kali dồi dào trong kiwi có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn từ hai đến ba quả kiwi mỗi ngày có thể làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh do huyết áp cao như đột quỵ hoặc đau tim.
  • Hỗ trợ giảm hen suyễn: với lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa có trong kiwi có thể hỗ trợ điều trị cho những người bị bệnh hen suyễn. Các loại trái cây giàu vitamin C và E có khả năng tăng cường chức năng phổi ở trẻ em, giảm tình trạng khò khè ở trẻ mắc bệnh.
  • Phòng ngừa ung thư: vitamin C trong quả kiwi có khả năng chống lại các gốc tự do. Các hợp chất khác trong kiwi như sulforaphane, isocyanate và indoles có tác dụng ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Ngoài ra, bổ sung kiwi vào khẩu phần ăn mỗi ngày góp phần làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ăn kiwi để giảm cân như thế nào?

Kiwi có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Với lượng nước cao, nhiều chất xơ và ít calo, kiwi là một món ăn nhẹ lí tưởng đã được dùng nhiều trong các thực đơn giảm cân. Đồng thời, kiwi cũng giàu giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn có thể sử dụng kiwi và kết hợp với các loại thực phẩm khác, vô cùng đơn giản và tiện lợi để tạo nên những món ăn trong thực đơn giảm cân của mình như:

  • Sinh tố kiwi
  • Nước ép kiwi
  • Salad kiwi
  • Sữa chua kiwi
  • Hoặc nhanh gọn nhất là ăn trực tiếp kiwi trong các bữa phụ hoặc sau ăn chính ít nhất 30 phút

Những ai không nên ăn nhiều kiwi

  • Người có cơ địa dị ứng với nhựa mủ: Quả kiwi chứa các protein tương tự protein có trong nhựa cây cao su Brazil. Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng bao gồm phát ban da, ngứa, chóng mặt, ngất xỉu, tiêu chảy, sưng môi và lưỡi sau khi ăn kiwi, hãy ngừng ăn và đến thăm khám ​​​​bác sĩ ngay.
  • Người đang dùng một số loại thuốc: kiwi có thể dẫn đến tác dụng gây nghiện nếu ăn cùng khi đang dùng các loại thuốc chống nấm. Tránh dùng chung kiwi với một số loại thuốc là thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp và thuốc chống viêm do làm tăng tác dụng thuốc quá mức gây hại cho người bệnh.
  • Người có hệ tiêu hoá yếu: việc tiêu thụ nhiều kiwi ở người có hệ tiêu hóa kém có thể gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, nôn, tiêu chảy, táo bón,… các triệu chứng đau bụng, trào ngược dạ dày và ợ chua có thể xuất hiện.
  • Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật: hàm lượng oxalate khá cao trong kiwi khi đi qua ruột có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết qua thận. Quá nhiều oxalate trong thận sẽ dẫn đến hình thành sỏi thận.
  • Người mắc chứng đi tiểu nhiều lần: kiwi cung cấp khá nhiều nước, việc ăn nhiều kiwi có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Điều này không có lợi cho bệnh nhân mắc chứng đi tiểu nhiều lần.
  • Bệnh nhân gout: một số người bị bệnh gout nên hạn chế ăn kiwi vì nó có chứa purin. Chất này có thể bị phân hủy thành axit uric gây tăng nồng độ axit uric trong máu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Kiwi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó hiện nay bên cạnh việc ăn trực tiếp, kiwi được kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng về mùi vị cho ẩm thực. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số thực phẩm kỵ với kiwi gồm có:

  • Dưa chuột, cà rốt: Ăn đồng thời kiwi với dưa chuột hay cà rốt sẽ làm mất lượng vitamin C trong kiwi do các enzyme phá hủy vitamin C trong dưa chuột và cà rốt. Vì vậy, không nên dùng chung để tránh mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
  • Cua: các hợp chất arsenic pentavalent có nhiều trong các loại hải sản, nếu kết hợp với vitamin C trong kiwi với một liều lượng đủ cao có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Sữa bò: sữa bò có hàm lượng protein và canxi dồi dào. Khi kết hợp protein với vitamin C với oxalate trong kiwi sẽ gây kết tủa, làm giảm hấp thu canxi và gây nên những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, tránh kết hợp sữa và các chế phẩm từ sữa đồng thời với kiwi.

Một số giải đáp về kiwi:

Nên ăn bao nhiêu kiwi một ngày?

Bạn nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày một quả kiwi là đủ để có được một lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, vitamin K và vitamin C cần thiết. Hơn nữa, kiwi còn có thể giúp cải thiện cân nặng một cách hiệu quả và duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bà bầu ăn kiwi có tốt không?

Kiwi chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Một quả kiwi trung bình chứa khoảng 17 mcg folate có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, cùng với lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt, ngăn thừa thiếu máu.

Bên cạnh đó, kiwi còn cung cấp canxi, vitamin A, kẽm và kali thúc đẩy quá trình lành vết thương và giúp đông máu, điều này đóng vai trò rất quan trọng với sản phụ sau sinh. Với hàm lượng đường thấp và một lượng lớn chất xơ, kiwi là loại quả lí tưởng nên được sử dụng cho bà bầu.

Kiwi vàng hay kiwi xanh tốt hơn?

Kiwi vàng và kiwi xanh đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hàm lượng đường thấp. Chỉ có vài điểm khác biệt nhỏ là sự chênh lệch khá nhỏ về calo và hàm lượng dinh dưỡng:

  • Lượng calo: 162g kiwi vàng cung cấp 100 calo thì 148g kiwi xanh lại cung cấp 90 calo. Kiwi xanh chứa nhiều kali hơn một quả chuối vừa, trong khi kiwi vàng có lượng kali bằng một quả chuối.
  • Vitamin C: với hàm lượng vitamin C khá cao, kiwi xanh chứa nhiều vitamin C hơn một quả cam, trong khi kiwi vàng lại có nhiều vitamin C hơn so với kiwi xanh và gấp ba lần so với cam.
  • Chất xơ: kiwi xanh có nhiều chất xơ hơn kiwi vàng và cao gấp 2 lần so với chuối, lượng chất xơ cao tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cả hai loại kiwi này đều chứa đồng thời chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Ăn kiwi có nóng trong người không?

Kiwi cung cấp một lượng nước lớn cùng nguồn vitamin C, A, E dồi dào và chất xơ. Vì thế, đây là loại quả lí tưởng được dùng để làm mát cơ thể, giải nhiệt trong mùa hè, giúp cơ thể hạn chế được các vấn đề do nóng trong người gây ra: nhiệt miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt,…

Ăn kiwi có nên ăn luôn vỏ?

Mặc dù vỏ kiwi có thể ăn được nhưng một số người không thích vẻ bề ngoài của nó. So với thịt quả, vỏ kiwi chứa nồng độ các flavonoid, chất xơ không hòa tan, chất chống oxy hóa, và các hợp chất chống viêm và chống dị ứng cao hơn.

Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa trong vỏ cao gấp ba lần so với thịt quả và còn có tác dụng giúp chống nhiễm trùng trong cơ thể.

Hàm lượng dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu tăng lên từ 30 – 50% khi ăn luôn vỏ kiwi. Với kiwi xanh bạn có thể cạo bỏ lớp lông tơ để tránh kích ứng thực quản. Bạn có thể xay cả vỏ kiwi cùng món sinh tố để tăng lượng dinh dưỡng mà vẫn dễ dàng thưởng thức trọn vẹn hương vị của loại quả này.

Chúc bạn có những món ăn hấp dẫn, ngon miệng bổ dưỡng cùng loại quả tuyệt vời này! Và đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ của Sbody để có thêm những thông tin dinh dưỡng hữu ích cho hành trình chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình nhé!

Nguồn: Sưu tầm